A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Công tác kiểm tra hiện trường và triển khai trồng rừng thay thế tại Ban QLRPH huyện Tân Uyên

 

 

 

 

Công tác kiểm tra hiện trường và triển khai trồng rừng thay thế tại Ban QLRPH huyện Tân Uyên

 

   

Thực hiện Quyết định số 293/QĐ-UBND, ngày 7/3/2022 của UBND tỉnh Lai Châu về việc phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán trồng rừng thay thế diện tích chuyển mục đích sử dụng sang mục đích khác trên địa bàn huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu; Quyết định số 183/QĐ-TCLN-QBVPTR ngày 16/6/2022 của Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam về việc  phê duyệt phương án phân bố kinh phí để trồng rừng thay thế trên diện tích đất quy hoạch rừng phòng hộ đối với kinh phí ủy thác qua Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam; Công văn số 131/VNFF-BDH ngày 30/6/2022 của Quỹ Bảo vệ  và Phát triển rừng Việt Nam về việc kiểm tra đất trồng rừng thay thế tại tỉnh Lai Châu, Hải Dương từ nguồn kinh phí ủy thác qua Quỹ Bảo vệ và PTR Việt Nam.

Ngày 02/7/2022, Đoàn công tác của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lai Châu do đồng chí Nguyễn Trọng Lịch-Phó Giám đốc Sở làm Trưởng đoàn và Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam kiểm tra hiện trường trồng rừng thay thế tại xã Nậm Cần, huyện Tân Uyên. Kết thúc buổi kiểm tra, lãnh đạo Sở Nông nghiệp &PTNT và đại diện Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam đề nghị Ban QLRPH tiếp tục triển khai tổ chức trồng rừng thay thế đảm bảo đúng quy định.

Trao đổi với Đoàn công tác, Ông Mai Hồng Hạnh - Phó Trưởng ban phụ trách Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Tân Uyên cho biết “ Thực hiện các Quyết định của UBND tỉnh và của Tổng cục Lâm nghiệp, Ban quản lý rừng phòng hộ thực hiện trồng rừng thay thế quy mô 69,79 ha, loài cây trổng Giổi xanh tại vị trí Khoảnh 1,3, Tiểu khu 413, xã Nậm Cần, huyện Tân Uyên. Đơn vị đã và đang khẩn trương và huy động tối đa lực lượng tham gia công tác phát dọn thực bì, đào hố, bón phân và chuẩn bị giống nhằm đảm bảo kịp thời vụ và hiệu quả của trồng rừng thay thế”.

Với việc Ban Bản lý rừng phòng hộ huyện Tân Uyên đã và đang triển khai công tác trồng rừng thay thế sẽ góp phần tích cực phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, tăng độ che phủ và chức năng phòng hộ của rừng.

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan