• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chuyển đổi số phải có tư duy đi trước, đi tắt đón đầu, đi trước - về trước


 


Quang cảnh Hội nghị tại các điểm cầu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tham dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Lai Châu có Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tiến Dũng - Trưởng Ban Chỉ đạo chuyển đổi số, Tổ trưởng Tổ công tác triển khai Đề án 06; các đồng chí trong Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh Lai Châu, Tổ Công tác triển khai thực hiện Đề án 06 tỉnh; các đồng chí thành viên Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh Lai Châu, thành viên Tổ giúp việc triển khai thực hiện Đề án 06 tỉnh; đại diện lãnh đạo Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Lai Châu, Công ty Điện lực Lai Châu, Công ty Cổ phần Nước sạch Lai Châu.

Quang cảnh tại điểm cầu tỉnh Lai Châu.

Theo báo cáo tại Hội nghị, thực hiện các chủ trương, đường lối, chiến lược, chương trình về chuyển đổi số, các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực triển khai chuyển đổi số để phát triển kinh tế - xã hội. Năm 2020 được xác định là năm khởi động chuyển đổi số quốc gia, là năm tuyên ngôn về chuyển đổi số; năm 2021 là năm tổng diễn tập chuyển đổi số khi công nghệ số được ứng dụng để phát triển các nền tảng phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; năm 2022 là năm tăng tốc thực hiện chuyển đổi số với nhiệm vụ trọng tâm đẩy mạnh việc đưa người dân lên các nền tảng số “Make in Việt Nam”, đẩy mạnh triển khai Đề án 06.

Với sự nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương thời gian qua đã có nhiều kết quả bước đầu đáng ghi nhận, giúp nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công theo hướng “lấy người sử dụng làm trung tâm”, nâng cao hiệu quả quản lý, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp “dựa trên dữ liệu số”, nâng cao năng suất lao động của đội ngũ công chức, viên chức người lao động của cơ quan Nhà nước “dựa trên nền tảng số, dữ liệu số”, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, tăng năng suất lao động, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Để tiếp tục đẩy mạnh triển khai chuyển đổi số bền vững, thực chất, đồng bộ thì dữ liệu số là yếu tố quyết định. Do vậy, chủ đề của năm 2023 - Năm quốc gia về dữ liệu số là “Tạo lập và khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị mới”, từ đó đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong phát triển đất nước. Năm 2023 còn là năm bản lề của giai đoạn 2021 - 2025. Có một năm 2023 thành công với việc hoàn thành các mục tiêu quan trọng đã đặt ra đến năm 2025 sẽ tạo lập nền tảng mang tính quyết định đến việc hoàn thành các mục tiêu chiến lược không chỉ giai đoạn 2021 - 2025 mà còn cho cả giai đoạn đến năm 2030.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị.

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ: Năm 2023 là năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và các nghị quyết của Trung ương, Quốc hội. Tình hình kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, trong khi chuyển đổi số là xu hướng, phong trào có tính toàn cầu. Trong nước, tình hình có thuận lợi, cơ hội và khó khăn, thách thức đan xen nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn. Nền kinh tế chịu sức ép cùng lúc từ các bên, từ bên ngoài và cả yếu tố bên trong, nhất là sức ép lạm phát, tỉ giá, lãi suất gia tăng, các thị trường xuất khẩu truyền thống bị thu hẹp. Việt Nam là nước đang phát triển, nền kinh tế đang chuyển đổi, quy mô kinh tế khiêm tốn, độ mở lớn, sức chống chịu và khả năng cạnh tranh còn hạn chế, một tác động nhỏ bên ngoài cũng có thể ảnh hưởng lớn tới bên trong.

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: Trong bối cảnh đó, chuyển đổi số quốc gia và phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử là nhiệm vụ chính trị quan trọng, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo động lực phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm chi phí, tăng năng suất lao động, mở ra không gian phát triển mới. Phải có tư duy đi trước, đón đầu, đi trước - về trước, phát triển đột phá về công nghệ hiện đại, nhân lực chất lượng cao và quản trị tiên tiến. Về dữ liệu, phải quán triệt quan điểm đây là tài nguyên quý của quốc gia, cần biến tài nguyên này thành nguồn lực, động lực phát triển trong kỷ nguyên số. 

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị: Trên cơ sở chỉ ra những kết quả nổi bật, những tồn tại, hạn chế, điểm nghẽn, xác định nguyên nhân và giải pháp khắc phục tại Hội nghị, nhất là trong triển khai dịch vụ công trực tuyến, kết nối và chia sẻ dữ liệu, phát triển nguồn nhân lực, đổi mới quản trị… cần bám sát thực tiễn và dự báo tình hình. Trong bối cảnh các công nghệ mới phát triển nhanh như công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo), Blockchain (công nghệ chuỗi - khối), Chat GPT… cần đánh giá phản ứng của chúng ta trước những vấn đề mới để tiếp tục có giải pháp phù hợp với điều kiện Việt Nam...

Cập nhật ngày 25/02/2023


Nguồn:Theo: ĐL (laichau.gov.vn) Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...