• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng góp phần xây dựng nông thôn mới ở huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu

 

Xác định phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là mục tiêu quan trọng trong xây dựng nông thôn mới (NTM), những năm qua, huyện Mường Tè  đã chú trọng hướng dẫn, tuyên truyền người dân chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng. Phát triển dược liệu, đặc biệt là phát triển cây Sâm Lai Châu – loài cây bản địa, là cây thuốc quý hiếm với thành phần saponin phong phú có công dụng phòng, điều trị nhiều loại bệnh và bồi bổ sức khỏe, có giá trị kinh tế cao đang là hướng đi được lãnh đạo tỉnh Lai Châu đặc biệt quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ phát triển. Qua đó, nâng cao thu nhập, góp phần hiệu quả thực hiện mục tiêu xây dựng NTM trên địa bàn huyện. 

Vườn sân được trồng và chăm sóc tại xã Thu Lũm - huyện Mường Tè

Thu Lũm là xã khó khăn của huyện Mường Tè, trước năm 2016, người dân chủ yếu trồng lúa và các loại hoa màu, hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao. Để nâng cao hiệu quả sản xuất, cấp uỷ chính quyền xã đã tập trung chỉ đạo, định hướng người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện của xã. Đặc biệt chú trọng trồng cây dược liệu SÂM LAI CHÂU -

Giữa những dãy núi hùng vĩ của vùng núi Tây Bắc, nơi có những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn và không khí trong lành, ngọn núi Pusilung cao 3083m, cao thứ 2 của Việt Nam, sâm Lai Châu đã từ lâu được người dân biết, sử dụng với công dụng quý giá và chất lượng.

Những củ sâm chắc khỏe, mang trong mình sức sống mãnh liệt và dược tính cao. Những củ sâm này không chỉ mang lại sức khỏe cho nhiều người, mà đặc biệt có giá trị kinh tế rất cao giúp người dân thoát nghèo. Cùng đó, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp 4 - 5 lần trên cùng một đơn vị diện tích, tăng thu nhập cho bà con, giảm nghèo bền vững, góp phần quan trọng thực hiện tiêu chí thu nhập và nghèo đa chiều trong xây dựng NTM.

Hiện nay, phòng chuyên môn huyện tiếp tục hướng dẫn người dân đăng ký chuyển đổi, tuyên truyền bà con ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất sau khi chuyển đổi sang cây trồng mới. Mục tiêu trong giai đoạn 2026-2030, toàn huyện sẽ chuyển đổi cơ cấu cây trồng với diện tích khoảng 250 - 300 ha.

Việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng đã và đang mang lại hiệu quả tích cực, đặc biệt là đổi mới tư duy sản xuất của người dân để phát huy tiềm năng, lợi thế tại địa phương, tăng thu nhập, góp phần thúc đẩy tiến trình xây dựng NTM trên địa bàn xã./.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...