• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

KẾT QUẢ CÔNG TÁC GIÁM SÁT DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2023

Trong 9 tháng đầu năm 2023, Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp lấy 199 mẫu bệnh phẩm đối với động vật trên cạn; 27 mẫu đối với động vật Thuỷ sản tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.

  Từ đầu năm 2023 đến nay, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã  phối hợp cùng đơn vị chức năng các huyện, thành phố tổ chức, thực hiện lấy mẫu bệnh phẩm trên động vật đạt kết quả như sau:

      Đối với động vật trên cạn đã thực hiện lấy 199 mẫu bệnh phẩm gửi Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương xét nghiệm để chẩn đoán dịch bệnh, giám sát dịch bệnh, 100% các mẫu được lấy và bảo quản đạt yêu cầu xét nghiệm (Kết quả: Đối với công tác chẩn đoán dịch bệnh: Thực hiện lấy 29 mẫu bệnh phẩm, trong đó: 11/14 mẫu dương tính với bệnh Dại động vật; 1/1 mẫu âm tính với bệnh Tụ huyết trùng lợn; 6/7 mẫu dương tính với bệnh DTLCP; 1/ 1 mẫu âm tính với bệnh Tụ huyết trùng trâu bò; 1/1 mẫu âm tính với bệnh Cúm gia cầm và 03/5 mẫu dương tính với bệnh Nhiệt thán. Đối với mẫu giám sát lưu hành vi rút Cúm gia cầm và vi rút Dại: Tổ chức lấy 18 mẫu gộp của gia cầm và 30 đầu chó. Kết quả: 05/18 mẫu dương tính với vi rút Cúm gia cầm type A tại chợ Mường So, huyện Phong Thổ và không phát hiện vi rút chủng độc lực cao; 30/30 mẫu âm tính với vi rút Dại động vật. Đối với mẫu giám sát sau tiêm vắc xin phòng bệnh Lở mồm long móng: Tổ chức lấy 120 mẫu máu trâu, bò tại 2 huyện (Nậm Nhùn và Than Uyên) được đánh giá là có miễn dịch đạt tỷ lệ bảo hộ (trên 70% mẫu có hiệu giá kháng thể đạt bảo hộ). 

Lấy mẫu huyết thanh trênTrâu

       Đối với động vật thủy sản: Thực hiện lấy 27 mẫu (5 mẫu giám sát bị động và 22 mẫu giám sát chủ động) tại 06 huyện, thành phố (Than Uyên, Tân Uyên, Tam Đường, Phong Thổ, Sìn Hồ và Thành phố Lai Châu) trên địa bàn tỉnh. Kết quả có 15/27 mẫu dương tính với vi khuẩn Aeromonassp tại một số cơ sở kinh doanh cá giống và nước lạnh trên địa bàn tỉnh.

      Quan trắc môi trường trong nuôi trồng thủy sản: Thực hiện lấy tổng số 38 mẫu nước tại tại 07 huyện, thành phố(Than Uyên, Tân Uyên, Tam Đường, Phong Thổ, Sìn Hồ, Nậm Nhùn và Thành phố Lai Châu);trong đó:Thực hiện lấy 02 mẫu đột xuất phân tích 30 lượt chỉ tiêu về môi trường nước trong nuôi trồng thủy sản; 36 mẫu định kỳ, phân tích 536 lượt chỉ tiêu về môi trường nước trong nuôi trồng thủy sản (Kết quả: chỉ tiêu thủy lý, thủy hóa: Một số chỉ tiêu COD, N-NO2-, N-NH4+, H2S có thời điểm cao hơn giá trị cho phép tại một số điểm quan trắc như Tổ 24, 27 Phường Đông Phong, bản Phan Lìn xã San Thàng, khu vực lòng hồ thủy điện Lai Châu; Chỉ tiêu N-NO3-cao hơn giới hạn cho phép tại hầu hết các điểm lấy mẫu nuôi ao, nuôi lồng và nước lạnh; tuy nhiên chưa ảnh hưởng đến sức khỏe của thủy sản nuôi; chỉ tiêu thực vât phù du: Phát hiện tảo Lam (Microcystis viridis, Microcystis aeruginosa tại khu vực lòng hồ thủy điện Lai Châu, xã Mường Mô huyện Nậm Nhùn. Ngoài ra, tảo Microcystis aeruginosa còn được phát hiện tại các điểm gồm: khu vực sông Đà đoạn tuyến địa phận huyện Nậm Nhùn gần chân đập thủy điện Lai Châu, Tổ 24 -phường Đông Phong, bản Phan Lìn –xã San Thàng, bản CocPa, Nà bỏ -xã Bản Giang. Đây là loài tảo sản sinh ra độc tố Microcystin, gây tác hại đến gan của động vật thủy sản; chỉ tiêu vi sinh: Các điểm lấy mẫu đều phát hiện có sự tồn tại của các vi khuẩn gây bệnh trên thỷ sản. Mỗi điểm quan trắc có thể tồn tại một trong các loại vi khuẩn gây bệnh trên động vật thủy sản như: Aeromonas hydrophila, Aeromonas allosaccharophila, Aeromonas sobria, Plesiomonas shigelloides, Edwardsiella tarda, Streptococcus agalactiae, Pseudomonas fluorescens).

Lấy mẫu bệnh phẩm là một kỹ thuật rất quan trọng, yêu cầu thực hiện theo đúng quy tắc để đảm bảo có được kết quả xét nghiệm chính xác nhất. Từ đó làm cơ sở đáng tin cậy, hỗ trợ chẩn đoán đúng bệnh và điều trị hiệu quả cho động vật nuôi./.

 

 


Tác giả: Trần Thị Thu
Nguồn:Chi cục Chăn nuôi và Thú y Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...