A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đồng chí Đặng Văn Châu - Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tham luận tại Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ Nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh Lai Châu lần thứ XIV nhiệm kỳ 2020-2025

Ngày 24/8/2023, tại Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ Nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh Lai Châu nhiệm kỳ 2020-2025 đồng chí Đặng Văn Châu, Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tham luận chuyên đề Kết quả nổi bật, những khó khăn vướng mắc trong thực hiện chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới; giải pháp trọng tâm trong thời gian tới”.

Đồng chí Đặng Văn Châu, Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tham luận tại Hội nghị.

          Qua đó, đồng chí Đặng Văn Châu chỉ rõ: Chương trình xây dựng nông thôn mới đã được triển khai thực hiện hơn 10 năm qua, thông qua việc thực hiện Chương trình MTQG từng giai đoạn 5 năm;Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 đến nay đã triển khai được hơn 1,5 năm, quá trình triển khai thực hiện đã đạt được một số kết quả nổi bật, đồng thời cũng gặp một số khó khăn, tồn tại, vướng mắc.

Những kết quả nổi bật của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

Về các kết quả nổi bật

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, cụ thể hoá các quy định được triển khai kịp thời, quyết liệt: ngay sau khi Chương trình được phê duyệt, với sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, các ngành các cấp đã kịp thời tham mưu ban hành các văn bản lãnh đạo chỉ đạo, cụ thể hoá cơ chế chính sách, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện. Tỉnh uỷ đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 05/7/2022  để tăng cường lãnh đạo thực hiện các chương trình MTQG; HĐND tỉnh đã ban hành các Nghị quyết cụ thể hoá cơ chế chính sách ( như Nghị quyết số 14/2022/NQ-HĐND ngày 28/6/2022 quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách TW và tỷ lệ vốn đối ứng ngân sách địa phương thực hiện chương trình; Nghị quyết số 44/NQ-HĐND quy định nội dung hỗ trợ, trình tự, thủ tục lựa chọn dự án/kế hoạch trong thực hiện hoạt động hỗ trợ sản xuất, Nghị quyết số 41/2022/NQ-HĐND quy định cơ chế lồng ghép vốn các chương trình MTQG và các nguồn vốn khác; Nghị quyết số 42/NQ-HĐND quy định cơ chế huy động các nguồn lực ...); UBND tỉnh ban hành các quy định về tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao, bản nông thôn mới; ban hành kế hoạch thực hiện giai đoạn và hàng năm để triển khai thực hiện; thành lập Ban chỉ đạo thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, kiện toàn Văn phòng nông thôn mới các cấp. Các Huyện uỷ, thành uỷ Ban hành chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết của Tỉnh uỷ, UBND các huyện, thành phố Ban hành kế hoạch giai đoạn và hàng năm để thực hiện chương trình, phân công cụ thể cho các cấp, các ngành để triển khai thực hiện.

Công tác tuyên truyền, vận động, tập huấn nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý các cấp và nhân dân được tăng cường: việc triển khai các hoạt động tuyên truyền với nhiều hình thức đa dạng, thiết thực, các tổ chức Đoàn thể chính trị - xã hội các cấp có kế hoạch triển khai tuyên truyền, vận động gắn với việc triển khai các nội dung chương trình; công tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ quản lý chương trình, nhất là cấp cơ sở được triển khai kịp thời, đổi mới phương pháp tập huấn phù hợp với từng loại đối tượng ( có trên 1700 tin bài, 81 hội nghị tập huấn, tuyên truyền). Công tác kiểm tra, hướng dẫn triển khai thực hiện kịp thời, đã tăng cường hơn đối với cơ sở.

Một số tiêu chí nông thôn mới đạt kết quả khá cao như: đường giao thông huyện cứng hoá đạt 91,77%, đường thôn bản và đường liên thôn bản cứng hoá đạt 76,26%;  Tỷ lệ diện tích được tưới tiêu chủ động đạt 86,95 %, 91/94 xã đạt tiêu chí thuỷ lợi;  100%  xã đạt tiêu chí về hệ thống điện đạt chuẩn; có 81/94 xã đạt tiêu chí văn hoáxã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định:81/94 xã; 92/94 xã đã có lực lượng dân quân vững mạnh, hoàn thành tốt các chỉ tiêu quốc phòngBản sắc văn hoá các dân tộc ngày càng được bảo tồn, phát triển; nhiều thôn bản đạt sáng - xanh- sạch đẹp gắn với du lịch sinh thái, cộng đồng;Hệ thống chính trị cơ sở được củng cố, tăng cường.

Khó khăn, thách thức trong thực hiện Chương trình NTM của tỉnh Lai Châu

Ngoài những kết quả nổi bật, vẫn tồn tại khó khăn, thách thức trong thực hiện Chương trình NTM của tỉnh:

Mục tiêu, tiêu chí Chương trình đặt ra rất cao so với giai đoạn trước,  nhưng nguồn vốn từ ngân sách trung ương bố trí còn ít, việc lồng ghép vốn từ các chương trình MTQG còn vướng mắc, vốn huy động  từ ngân sách địa phương hạn chế; huy động từ xã hội và cộng đồng khó khăn; trong khi thời gian triển khai thực hiện chương trình ngắn ( thực tế chỉ bắt đầu từ năm 2022) là thách thức lớn của tỉnh.

Mặc dù Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới được phê duyệt từ tháng 02/2022 nhưng các văn bản quy định về cơ chế chính sách, hướng dẫn của các bộ ngành trung ương còn chậm và còn nhiều vướng mắc, khó triển khai thực hiện, và đang tiếp tục  được rà soát, điều chỉnh tháo gỡ, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các nhiệm vụ chương trình.

Tính đến hết năm 2022 (theo quy định tiêu chí mới): Tiêu chí hoàn thành bình quân toàn tỉnh đạt 12,5 tiêu chí/xã,  Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới 41,5%, đạt kế hoạch.  Duy trì số xã đạt chuẩn nông thôn mới: 39xã;  Số xã đạt 10-14 tiêu chí : 15 xã;  Số xã đạt 5-9 tiêu chí : 40 xã; các tiêu chí các xã đã hoàn thành nông thôn mới giai đoạn trước khi áp theo tiêu chí mới cũng bị hạ xuống; một số tiêu chí khó khăn như: thu nhập bình quân, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều, môi trường, tổ chức sản xuất liên kết trong nông nghiệp. Là những thách thức của các ngành các cấp trong triển khai thực hiện, cần có có sự nỗ lực rất lớn từ hệ thống chính trị và cộng đồng.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền vận động ở một số nơi, nhất là cơ sở còn chưa quyết liệt, chưa thường xuyên. Nhận thức của một số cán bộ cơ sở về quản lý chương trình chưa đầy đủ, chưa sâu nên việc triển khai thực hiện còn lúng túng, chậm, còn sai sót. Phong trào xây dựng nông thôn mới trong cộng đồng nhân dân, trong xã hội có phần bị trầm lắng, vai trò chủ thể của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới chưa thật sự được phát huy, thể hiện ở việc sự tham gia tự nguyện góp đất, giải phóng mặt bằng, góp vật liệu sẵn có, công lao động còn ít, phong trào thi đua sản xuất, liên kết sản xuất trong nông nghiệp khó khăn; sự đóng góp của các Tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp, của các tổ chức cá nhân cho phong trào nông thôn mới rất hạn chế.

Những giải pháp trọng tâm được nêu tại bài tham luận

Đồng chí Đặng Văn Châu nhấn mạnh những giải pháp thực hiện chương trình trong thời gian tới:

Thứ nhất: Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo của các Cấp uỷ đảng, sự vào cuộc hiệu quả các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới nhằm huy động cả hệ thống chính trị các cấp và các tầng lớp Nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới. Phát huy hiệu quả công tác phối hợp giữa chính quyền với các tổ chức đoàn thể trong thực hiện kế hoạch nông thôn mới.

Thứ hai: Xác định công tác tuyên truyền, vận động là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục, kiên trì của các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị. Đẩy mạnh các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới gắn với các cuộc vân động, tuyên truyền của các cấp Hội đoàn thể nhằm hiện thực hoá vai trò chủ thể của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới. Đa dạng hoá hình thức và nội dung tuyên truyền; tiếp tục phát huy vai trò của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên dư luận xã hội các cấp trong triển khai thực hiện Chương trình.

Thứ ba: UBND các cấp, các ngành phụ trách các tiêu chí, chỉ tiêu, nội dung thành phần cần quyết liệt triển khai các nội dung đồng bộ, toàn diện ở tất cả các xã trên địa bàn tỉnh. Chủ động soát xét, xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết đến từng xã, bản để thực hiện, trong đó phải xác định rõ lộ trình và cân đối nguồn lực, đảm bảo khả thi, chuyển mạnh về chiều sâu, bền vững.Đẩy mạnh thực hiện xây dựng huyện nông thôn mới; xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao; thôn bản nông thôn mới đi vào chất lượng, chiều sâu; đặc biệt ưu tiên phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững, môi trường.

Thứ tư: Tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, sơ kết việc triển khai thực hiện chương trình, tập trung đến cấp cơ sở nhằm thúc đẩy tiến độ thực hiện các nội dung chương trình hiệu quả, đúng quy định.Kịp thời nắm bắt, giải quyết những khó khăn, vướng mắc tại cơ sở trong quá trình triển khai thực hiện chương trình.

Thứ năm: Tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về quy trình thủ tục, thực hiện tốt lồng ghép hiệu quả nguồn vốn của 3 chương trình MTQG; sử dụng hiệu quả vốn từ các chương trình, đề án, chính sách khác trên địa bàn; thực hiện hiệu quả chính sách tín dụng đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn. Cải thiện rõ rệt, thực chất hơn môi trường đầu tư kinh doanh để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; khai thông, mở rộng các hoạt động thương mại tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; đẩy mạnh ứng dụng khoa học – công nghệ, áp dụng tiêu chuẩn thị trường vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; tăng cường các giải pháp nhằm huy động tối đa nguồn lực của nhân dân,đóng góp của các tổ chức, cá nhân thực hiện chương trình./.


Tác giả: Văn phòng điều phối Nông Thôn mới tỉnh Lai Châu
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan