• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hội nghị công bố Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Ngày 09/10/2024, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050.  Hội nghị tổ chức tại Hội trường 201, nhà B6, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 2 Ngọc Hà, quận Ba Đình, TP Hà Nội. Hình thức họp trực tiếp kết hợp trực tuyến.  Chủ trì Hội nghị đồng chí Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.

 


 

Dự Hội nghị có sự tham gia đại diện các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đại diện Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Đại diện Văn phòng Chính phủ; các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Công an, Quốc phòng và Ủy ban Dân tộc, Đại biểu địa phương 60 tỉnh có rừng….

Tại tỉnh Lai Châu đồng chí Nguyễn Trọng Lịch - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, tham dự có đại diện phòng Kế hoạch - tài chính, Chi cục Kiểm lâm, Quỹ Bảo vệ và PTR.

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Lai Châu

Tại hội nghị đã Bàn giao cơ sở dữ liệu, các loại bản đồ số cấp tỉnh về Quy hoạch lâm nghiệp cho địa phương và công bố Quyết định số 895/QĐ-TTg ngày 24/8/2024 phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Với mục tiêu xây dựng ngành lâm nghiệp trở thành một ngành kinh tế, kỹ thuật, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững rừng và đất lâm nghiệp; đảm bảo sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động lâm nghiệp; huy động nguồn lực, phát huy tối đa tiềm năng, vai trò, giá trị của rừng; đóng góp ngày càng tăng và phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Mục tiêu cụ thể của Quy hoạch, đảm bảo duy trì tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc ổn định từ 42% đến 43%. Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp bình quân đạt 5% đến 5,5%/năm. Trồng rừng sản xuất: bình quân 238 nghìn ha/năm, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng: bình quân 8,6 nghìn ha/năm; >1 triệu ha rừng có chứng chỉ quản lý rừng phòng hộ; sản lượng gỗ trong nước đạt 35 triệu m3 (2025) và 50 triệu m3 (2030); đến năm 2025 thu nhập từ rừng sản xuất tăng 1,5 lần/ĐV diện tích; thu dịch vụ môi trường rừng tăng bình quân 5%/năm; kết cấu hạ tầng, công nghệ thông tin ngành lâm nghiệp đặc biệt phục vụ PCCC rừng được đầu tư đồng bộ; đến năm 2030, 100% diện tích rừng của chủ rừng là tổ chức được quản lý bền vững.

Theo định hướng quy hoạch năm 2030, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, chọn tạo giống mới có năng suất, chất lượng cao, giống cây bản địa mọc nhanh có năng suất, chất lượng phục vụ phát triển rừng sản xuất, rừng gỗ lớn. Đảm bảo cung cấp bình quân 575 triệu cây/năm.

Quy hoạch cũng nêu rõ, có 7 nhóm giải pháp và có 9 lĩnh vực nhà nước ưu tiên hỗ trợ đầu tư, đó là chuyển giao công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới trong sản xuất lâm nghiệp; Xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng sản xuất; Hệ thống kết cấu hạ tầng trong trồng rừng sản xuất; Sản xuất giống cây rừng chất lượng cao; Các mô hình hợp tác, liên kết trong bảo vệ và phát triển rừng tại những vùng đặc biệt khó khăn; Các hoạt động bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên tại các vùng miền núi, biên giới, hải đảo và vùng đặc biệt khó khăn; Hỗ trợ phát triển cộng đồng phát triển sinh kế và cải thiện đời sống người dân vùng đệm của các khu rừng đặc dụng; Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực; Xúc tiến đầu tư, phát triển thị trường....

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan phát biểu tại hội nghị: Tư duy quy hoạch không chỉ là phân bố diện tích quản lý rừng mà còn mang hình ảnh, mong muốn vào sự phát triển của địa phương, là tư duy quản trị để thu hút đầu tư, để các nhà đầu tư tham gia quy hoạch cùng thảo luận các nội dung phát triển mang lại giá trị mới cho địa phương, cho ngành nông nghiệp./.


Tác giả: Thanh Trúc - VPS
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...