A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Phát triển cao su đại điền, triển vọng từ một Nghị quyết

Dự án “Nghiên cứu chính sách về chương trình phát triển cây cao su ở các tỉnh miền núi phía bắc”do Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard) thực hiện, được cơ quan phát triển quốc tế Đan Mạch (Danida) tài trợ nhằm mục tiêu đánh giá tác động kinh tế - xã hội của chương trình phát triển cây cao su ở các tỉnh miền núi phía bắc, đồng thời đề xuất một số khuyến nghị chính sách để phát triển bền vững cao su tại khu vực này. 

 

Ngày 05 tháng 9 năm 2013, Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn đã phối hợp với sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn 3 tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai tổ chức “Hội thảo tham vấn chính sách về phát triển cây cao su ở các tỉnh miền núi phía bắc” tại Sa Pa - Lào Cai nhằm phổ biến các kết quả nghiên cứu và tham khảo thêm ý kiến từ phía các địa phương về các chính sách đề xuất. Tại hội thảo, Ipsard đã trình bày kết quả nghiên cứu đánh giá tác động về mặt kinh tế - xã hội và môi trường của chương trình phát triển cao su tại Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai; các đề xuất chính sách để phát triển bền vững cây cao su tại khu vực miền núi phía Bắc trong thời gian tới; các sở Nông nghiệp và PTNT đã có các tham luận về tình hình phát triển cây cao su tại địa phương, các chính sách và định hướng phát triển trong thời gian tới.

Ngày 05 tháng 9 năm 2013, Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn đã phối hợp với sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn 3 tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai tổ chức “Hội thảo tham vấn chính sách về phát triển cây cao su ở các tỉnh miền núi phía bắc” tại Sa Pa - Lào Cai nhằm phổ biến các kết quả nghiên cứu và tham khảo thêm ý kiến từ phía các địa phương về các chính sách đề xuất. Tại hội thảo, Ipsard đã trình bày kết quả nghiên cứu đánh giá tác động về mặt kinh tế - xã hội và môi trường của chương trình phát triển cao su tại Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai; các đề xuất chính sách để phát triển bền vững cây cao su tại khu vực miền núi phía Bắc trong thời gian tới; các sở Nông nghiệp và PTNT đã có các tham luận về tình hình phát triển cây cao su tại địa phương, các chính sách và định hướng phát triển trong thời gian tới.

Nhìn lại chặng đường phát triển cây cao su của tỉnh Lai Châu thời gian qua ta thấy:...

Tỉnh Lai Châu tuy có diện tích tự nhiên rộng 906.878 ha, song diện tích đất sản xuất nông nghiệp thấp (chiếm 8,5%). Đất canh tác chủ yếu là ruộng bậc thang, nương rẫy, ruộng nước chủ yếu sản xuất 1 vụ, năng suất cây trồng thấp, bấp bênh, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, đời sống của đa số nhân dân các dân tộc gặp nhiều khó khăn. Trong những năm qua, Tỉnh đã triển khai một số dự án, mô hình thử nghiệm để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi song kết quả thu được chưa như mong đợi, chưa chọn được giống vật nuôi, cây trồng mũi nhọn, chủ lực vừa phù hợp với điều kiện khí hậu Lai Châu mà mang lại hiệu quả kinh tế cao, từng bước nâng cao đời sống cho nhân dân các dân tộc trên địa bàn.

Trải qua bao trăn trở, suy nghĩ và thăm quan học tập tại nhiều địa phương trong và ngoài nước của Lãnh đạo Tỉnh. Lai Châu đã xác định cây cao su là cây trồng khá phù hợp với điều kiện sinh thái ở một số vùng của tỉnh, có thể phát triển theo hướng tập trung hàng hoá trên quy mô lớn tạo thành một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh; góp phần đẩy nhanh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu sản xuất, gắn với bố trí, sắp xếp lại dân cư, nâng cao hiệu quả sản xuất và khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, khí hậu và nguồn nhân lực tại địa phương; xoá đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm và từng bước thay đổi tập quán canh tác cho bà con nông dân. Đồng thời góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái và tạo vùng nguyên liệu tập trung gắn với xây dựng công nghiệp chế biến.

Để có những định hướng, mục tiêu và chính sách cụ thể cho chương trình phát triển cao su. Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành các Nghị quyết, quyết định về phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh. Trong đó nêu rõ: Cây cao su là cây đa mục đích, vừa là cây công nghiệp, vừa có chức năng phòng hộ, có khả năng phát triển ở một số vùng tại tỉnh Lai Châu. Phát triển cây cao su nhằm mục đích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất dốc, tạo sản phẩm hàng hoá ổn định và lâu dài, góp phần nâng cao thu nhập cho người sản xuất đồng thời có khả năng phòng hộ và bảo vệ môi trường sinh thái; Phát triển cây cao su là chủ trương lớn, là việc mới và khó nên trong chỉ đạo cần triển khai tích cực và đồng bộ, đồng thời phải có bước đi phù hợp, lấy hiệu quả sản xuất là chính, tránh chủ quan nóng vội, làm theo phong trào. Do vậy, cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc trong vùng tham gia phát triển cây cao su, tạo sự thống nhất và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị để phát triển cây cao su theo mục đích đã xác định. Đồng thời, huy động các thành phần kinh tế tham gia phát triển cây cao su, trong đó Công ty Cổ phần cao su làm nòng cốt để phát triển cao su đại điền, các hợp tác xã, hộ gia đình làm vệ tinh, lấy các tổ chức đoàn thể làm lực lượng, cán bộ, đảng viên và gia đình cán bộ, đảng viên phải tiên phong, gương mẫu; trên nguyên tắc hợp tác, liên doanh, liên kết từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Định hướng quy hoạch đến năm 2020 toàn tỉnh có 25.000 - 30.000 ha cao su, có 7 cơ sở chế biến mủ cao su trên địa bàn toàn tỉnh đồng thời tạo công ăn việc làm cho trên 10.000 lao động trong tỉnh trực tiếp trồng, chăm sóc và chế biến cao su và các hoạt động dịch vụ phục vụ phát triển cao su.

Phát triển cao su khu vực Tây Bắc nói chung và trên địa bàn tỉnh nói riêng là vấn đề mới và có nhiều đặc thù riêng, do vậy trong quá trình triển khai phải thường xuyên tìm hiểu và vận dụng chính sách của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương vào thực hiện tại địa phương; đến nay UBND tỉnh đã ban hành nhiều quyết định quan trọng làm hành lang pháp lý cho cây cao su phát triển, các các Sở ban ngành tỉnh ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện về chuyên môn theo thẩm quyền và lĩnh vực quản lý.

Được sự giúp đỡ của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Công ty Cổ phần cao su Lai Châu, Công ty Cổ phần cao su Lai Châu số 2 và Công ty Cổ phần cao su Dầu Tiếng Lai Châu được thành lập với 34 đội, 2.743 công nhân và thu hút hàng ngàn lao động mỗi năm; cùng với sự góp sức của doanh nghiệp và 1.828 hộ tham gia phát triển trồng cây cao su tiểu điền đã tạo thành một lực lượng lớn để thực hiện mục tiêu phát triển cao su trên địa bàn tỉnh. Với sự đồng thuận và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, đến nay Chương trình phát triển cao su tại tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng:

Tính đến cuối năm 2012, toàn tỉnh đã có 9.514 ha cao su gồm 8.985 ha cao su đại điền và 529 ha cao su tiểu điền; năm 2013 kế hoạch trồng mới 1.700ha cao su đại điền, đến nay đã trồng được 1.622 ha. Hiện tại cây cao su sinh trưởng và phát triển tốt.

Qua thực tiễn quản lý chỉ đạo, tổ chức thực hiện chương trình có thể rút ra những bài học kinh nghiệm sau:

Công tác tuyên truyền, vận động phải được đặt lên hàng đầu và được tiến hành thường xuyên, liên tục, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp uỷ Đảng và sự chỉ đạo của chính quyền các cấp bằng nhiều hình thức trực tiếp, gián tiếp, tham quan thực tế, ...

Thường xuyên nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng chính sách của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương vào thực hiện tại địa phương để tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho công tác đầu tư phát triển cao su trên địa bàn. Chỉ đạo các cơ quan, ban ngành tỉnh, UBND các huyện tham mưu giúp UBND tỉnh xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển cao su để thực hiện đồng bộ trên địa bàn Tỉnh;

Cần có sự vào cuộc, sự chỉ đạo quyết liệt của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở. Phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể cho các cấp, các ngành, các tập thể, cá nhân để triển khai đồng bộ. Thành lập và kiện toàn Ban Chỉ đạo chương trình phát triển cây cao su các cấp để phù hợp với thực hiện nhiệm vụ trong những điều kiện mới; kiện toàn được các tổ, đội công tác cấp cơ sở, vừa đảm bảo thực hiện tuyên truyền sâu rộng chủ trương của Đảng về Chương trình phát triển cây cao su đến toàn thể nhân dân, vừa đảm bảo triển khai có hiệu quả chính sách của tỉnh, đồng thời tạo được sự đồng thuận và ủng hộ của quần chúng nhân dân.

Sự quan tâm đầu tư của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam và các Doanh nghiệp cao su trên địa bàn tỉnh với vai trò làm nòng cốt để phát triển cao su đại điền, các hộ gia đình làm vệ tinh, lấy các tổ chức đoàn thể làm lực lượng, cán bộ, đảng viên và gia đình cán bộ, đảng viên phải tiên phong, gương mẫu trên nguyên tắc hợp tác, liên doanh, liên kết từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Nhờ đó, đã thay đổi được tập quán, phương thức canh tác từ nhỏ lẻ manh mún sang sản xuất tập trung gắn với công nghiệp chế biến; chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất dốc, tạo sản phẩm hàng hoá ổn định và lâu dài, góp phần nâng cao thu nhập cho người sản xuất;

Sự liên kết chặt chẽ có hiệu quả của 4 nhà: nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông trong thực hiện chương trình để khai thác phát huy các lợi thế, tiềm năng của tỉnh. Trong đó vai trò của nhà doanh nghiệp giữ vị trí then chốt trong việc liên kết 4 nhà và tạo đà phát triển bền vững. Đó là: cập nhật và đổi mới công nghệ; tìm kiếm thị trường tiềm năng, chủ động ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các hộ nông dân; thực hiện nghiêm túc việc quản lý vùng nguyên liệu và chất lượng đầu ra của sản phẩm; ứng trước vật tư, phân bón, giống cây trồng cho nông dân.

Chủ trương phát triển cây cao su đã và đang phát huy những kết qủa tích cực, từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ sản xuất nông nghiệp quảng canh, canh tác nương rẫy phụ thuộc nhiều vào điều kiện thiên nhiên sang chủ động sản xuất, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất. Trong thời gian tới, để thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã đề ra, cần tiếp tục thực hiện một số nội dung sau:

Tiếp tục tổ chức thực hiện việc rà soát, điều chỉnh Quy hoạch phát triển vùng cao su đại điền đến năm 2020 cho phù hợp với tình hình mới;

Tăng cường phối hợp với các cơ quan chuyên môn đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến chủ trương phát triển cao su trên địa bàn. Tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân, làm cho nhân dân nhận thức đầy đủ về hiệu quả cũng như việc thực hiện phát triển cây cao su trên địa bàn là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội tỉnh nhà.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về sử dụng đất, quản lý bảo vệ rừng và đất rừng trong vùng quy hoạch cũng như quá trình thi công, tổ chức trồng, khai thác, kinh doanh cây cao su; Triển khai có hiệu quả cơ chế hợp tác trồng cao su để khai thác hết tiềm năng đất đai và nguồn nhân lực tại địa phương.

Chính quyền địa phương thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, tạo điều kiện tối đa để doanh nghiệp chủ động đưa quỹ đất vào sản xuất; đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để nhân dân góp đất tham gia phát triển cao su.

Chương trình phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã và đang khẳng định chủ trương, đường lối đúng đắn của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương nhằm từng bước ổn định, phát triển kinh tế - xã hội. Chương trình phát triển cây cao su được xây dựng trên cơ sở của việc phân tích cụ thể về điều kiên tự nhiên, kinh tế xã hội trong vùng, kết hợp với những chủ trương chính sách mới của địa phương. Bên cạnh đó, Chương trình cũng được xây dựng trên cơ sở điều tra, đánh giá, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân cũng như của chính quyền địa phương nhằm đảm bảo tính thực tiễn, khách quan và phù hợp với thực tế, đáp ứng tốt yêu cầu về quản lý, tổ chức sản xuất sau này.

Chương trình phát triển cao su đã tìm ra hướng đi mới, mở ra triển vọng trong sản xuất nông - lâm nghiệp, nhân dân các dân tộc trong tỉnh tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng bộ, HĐND, UBND tỉnh, yên tâm sản xuất, xoá đói, giảm nghèo, giữ vững chủ quyền biên giới Quốc gia, góp phần xây dựng Lai Châu ngày càng giàu đẹp, văn minh./.

Phạm Anh Hùng

Sở Nông nghiệp & PTNT

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan