A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tình hình sản xuất nông lâm nghiệp 9 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2014

I. Kết quả sản xuất nông lâm nghiệp 9 tháng đầu năm 2014:
 1. Sản xuất nông nghiệp

1.1. Trồng trọt

- Cây lúa:

+ Lúa đông xuân: Diện tích gieo cấy đạt 6.223 ha (đạt 102,2% KH), tăng 155 ha so với vụ Đông xuân năm 2013. Năng suất đạt 54,4 tạ/ha; sản lượng ước đạt 33.850 tấn (đạt 105% KH); tăng 1.065 tấn so với vụ Đông xuân năm 2013.

+ Lúa mùa: Diện tích gieo cấy đạt 19.553 ha lúa mùa (đạt 99,5% KH); đến nay đã thu hoạch khoảng 8.500 ha, năng suất ước đạt 45 tạ/ha, sản lượng 38.250 tấn, tăng 2.475 tấn so với cùng kỳ năm 2013.

 + Lúa nương: Diện tích gieo cấy đạt 4.269 ha lúa nương (đạt 107,8% KH), tăng 145 ha so với năm 2013.

- Cây ngô: Diện tích ngô đã gieo trồng đạt 21.046 ha (trong đó ngô xuân hè 18.505 ha; ngô Thu đông 2.541 ha) đạt 99,1% KH; thấp hơn 988 ha so với cùng kỳ năm 2013; đến nay đã thu hoạch được 18.505 ha, năng suất ước đạt 29 tạ/ha, sản lượng 53.665 tấn tăng 1.465 tấn so với cùng kỳ năm 2013.

- Cây công nghiệp ngắn ngày:

+ Cây lạc: Diện tích gieo trồng đạt 1.062 ha (đạt 60,4% KH); đến nay đã thu hoạch được 990 ha, năng suất 10,8 tạ/ha, sản lượng 1.069 tấn.

+ Cây đậu tương: Diện tích gieo trồng 1.292 ha (đạt 51,9% KH); đến nay đã thu hoạch được 987 ha, năng suất 11 tạ/ha, sản lượng 1.086 tấn.

- Cây công nghiệp lâu năm:

+ Cây cao su: Tiếp tục hướng dẫn chăm sóc diện tích cây cao su đã trồng  qua các năm và tập trung cho công tác trồng mới cao su năm 2014. Diện tích trồng mới đạt 1.567 ha (đạt 78,3% KH).

+ Cây chè: Tiếp tục tập trung hướng dẫn thực hiện công tác thu hái chè búp tươi và trồng mới chè năm 2014. Tính đến nay sản lượng chè búp tươi đã thu hái ước đạt 18.060 tấn (đạt 87,6% KH); diện tích trồng mới được 137 ha (Tam Đường 65 ha; Tân Uyên 72 ha), đạt 161% KH.

1.2. Công tác cung ứng giống, vật tư nông nghiệp

- Tổng lượng phân bón các loại đã sử dụng cho sản xuất là 10.147 tấn gồm các loại Lân, Kali, Đạm, NPK các loại... Trong đó lượng phân bón đã cung ứng theo các chính sác ước đạt 3.567 tấn.

- Tổng lượng giống đã cung ứng cho sản xuất 1.555,5 tấn bao gồm: giống lúa lai, lúa thuần  các loại 1.169,7 tấn; Ngô lai giống các loại 385,8 tấn.

1.3. Công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và sản xuất giống

- Công tác chuyển giao khoa học công nghệ được duy trì, tăng cường và phát huy hiệu quả, thông qua nhiều hình thức. Phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh xây dựng và phát sóng chuyên mục Nông nghiệp - Nông thôn, với nội dung hướng dẫn kỹ thuật; xây dựng, cấp phát nông lịch, ấn phẩm thông tin khuyến nông.

- Xây dựng và chuyển giao thành công các mô hình giống mới, kỹ thuật mới vào sản xuất, bao gồm 07 mô hình chuyển tiếp (04 MH trồng thâm canh cây giổi xanh, 02 MH trồng cam, 01 MH trồng chè) và 28 mô hình mới năm 2014. Đồng thời tiếp tục thử nghiệm các giống cây trồng mới nhằm đưa ra được các giống thích hợp với điều kiện của tỉnh. Nhìn chung các mô hình đều đem lại hiệu quả nhất định, các mô hình đều có khả năng nhân rộng và đưa vào thực tế sản xuất, các tiến bộ khoa học kỹ thuật được đưa vào thử nghiệm đã đang từng bước cải thiện phương thức canh tác của nông dân. Ngoài ra 9 tháng đầu năm Trung tâm Giống nông nghiệp đã tiến hành sản xuất, thử nghiệm, duy trì, phục tráng: 4,6 ha giống lúa Hương thơm, 2,3 ha giống lúa Tẻ râu, 2,6 ha giống lúa Séng cù, 1,3 ha giống lúa thuần DS1 và 1,5 ha giống ngô F1 LVN25. Cung ứng 25 vạn giống cá các loại.

1.4. Công tác bảo vệ thực vật

- Công tác Bảo vệ thực vật tiếp tục được thực hiện tốt, 9 tháng đầu năm các đối tượng dịch bệnh gây hại chủ yếu gồm: Rầy lưng trắng, sâu năn, sâu đục thân, sâu cuốn lá, đốm sọc vi khuẩn, đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông, khô vằn, bạc lá, đen lép hạt, nhện gié, chuột, ốc bươu vàng... trên cây lúa, đặc biệt là bệnh bạc lá ở cánh đồng Than Uyên do nhân dân chủ quan không phòng trừ tuy nhiên đã được Chi cục Bảo vệ thực vật và trạm bảo vệ thực vật cảnh báo và chỉ đạo khắc phục sâu bệnh; Sâu đục thân, bệnh khô vằn trên cây ngô; Rầy xanh, nhện đỏ, bọ xít, bệnh chấm xám... trên cây chè và cây cam. Tổng diện tích bị nhiễm là 6.443 ha (tăng 2.603 ha so với cùng kỳ năm 2013), diện tích đã phòng trừ 4.448 ha.

- Công tác thanh, kiểm tra và kiểm dịch xuất nhập khẩu luôn được ngành quan tâm chỉ đạo, kết quả đã thực hiện tốt các công tác như: làm thủ tục xuất khẩu và thủ tục kiểm dịch tái xuất khẩu qua cửa khẩu Ma Lù Thàng; Kiểm tra thủ tục hành chính về kiểm dịch thực vật đối với các giống cây trồng nhập nội; thanh, kiểm tra pháp lệnh BV& KDTV.

1.5. Công tác chăn nuôi, thú y

- Tính đến thời điểm báo cáo, tổng đàn gia súc trên địa bàn toàn tỉnh ước đạt 301.490 con (đạt 99,5% KH), trong đó: 94.980 con trâu; 15.510 con bò; 191.000 con lợn. Tổng đàn gia cầm ước đạt 1.009 ngìn con. Tốc độ tăng đàn gia súc ước đạt 4,5%.  Tổng sản lượng thịt hơi các loại ước đạt 9.700 tấn.

- 9 tháng đầu năm tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định. Tuy nhiên vào tháng 8 huyện Sìn Hồ đã tiếp nhận giống Trâu, Bò không được kiểm soát dẫn đến số giống này đã nhiễm bệnh lở mồm long móng. Trước tình hình đó Sở đã chỉ đạo huyện và chi cục Thú y tổ chức khoanh vùng, điều trị kịp thời không để dịch bệnh lan ra diện rộng, đồng thời phạt hành chính đối với đơn vị cung ứng. Ngoài ra trong 9 tháng các bệnh Tụ huyết trùng ở trâu bò, bệnh dại ở chó vẫn còn phát sinh song đều được phát hiện, xử lý và khống chế kịp thời, không lây lan thành dịch. Tổng số gia súc mắc bệnh là 22 con, giảm 338 con so với cùng kỳ năm 2013 (số con chết, tiêu hủy 16 con; số con được chữa khỏi 6 con).

- Chỉ đạo, hướng dẫn nhân dân đưa gia súc về chăm sóc, tu sửa, che chắn hoặc làm mới chuồng trại, dự trữ thức ăn trong mùa rét. Tính đến nay chưa có trường hợp gia súc chết rét sảy ra.

- Công tác phòng, chống dịch bệnh cho vật nuôi tiếp tục được thực hiện theo đúng kế hoạch. Đã hoàn thành công tác tiêm phòng vắc xin định kỳ vụ xuân hè cho đàn gia súc và tiêm vắc xin phòng dại cho chó, mèo trên địa bàn tỉnh. Tiêm vắc xin phòng bệnh Lở mồm long móng chương trình quốc gia đợt I năm 2014 cho đàn trâu, bò trên địa bàn toàn tỉnh với số lượng vắc xin là 103.450 liều.

- Công tác thanh tra, kiểm dịch và kiểm soát giết mổ được tăng cường với các hoạt động: kiểm dịch nhập vào tỉnh, kiểm dịch xuất tỉnh và kiểm dịch tại cửa khẩu 

  1. 6. Công tác thuỷ sản

- Công tác nuôi thả và khai thác thủy sản: Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản đến nay ước đạt 744 ha và 06 cơ sở nuôi cá nước lạnh với tổng thể tích 30.000 m3; tổng sản lượng nuôi thả và đánh bắt tự nhiên ước đạt 1.440 tấn (đạt 68,4%KH), trong đó: Nuôi thả trên ao, hồ 1.210 tấn; cá nước lạnh 95 tấn; đánh bắt tự nhiên 135 tấn.

- Công tác quản lý thủy sản: Tiếp tục tuyên truyền tới người dân không sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác đánh bắt thuỷ sản; rà soát các văn bản quản lý nhà nước trong nuôi trồng Thuỷ sản để hướng dẫn các huyện, thị xã thực hiện theo yêu cầu của ngành.

  1. 7. Công tác quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản

Hướng dẫn, tuyên truyền phổ biến Luật An toàn thực phẩm và các văn bản liên quan đến công tác vệ sinh an toàn thực phẩm tới người dân; đồng thời tiếp tục thực hiện kiểm tra chất cấm trong chăn nuôi, định kỳ kiểm tra đánh giá điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh nông sản tại các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh. Sau kiểm tra đã tích cực hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ sở đạt loại B, C khắc phục, bổ sung những điều kiện chưa đạt yêu cầu.

2. Sản xuất lâm nghiệp.

2.1. Công tác phát triển lâm nghiệp.

- Tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh ước đạt 44,1%; diện tích rừng hiện có là 401.088 ha, trong đó: diện tích rừng tự nhiên là 382.258 ha (rừng đặc dụng 28.228 ha, rừng phòng hộ 212.257 ha, rừng sản xuất 141.773 ha); diện tích rừng trồng là 18.830 ha (rừng sản xuất 9.333 ha, rừng phòng hộ 9.497 ha).

- Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn công tác trồng rừng mới năm 2014. Chăm sóc rừng trồng được 845 ha; trồng mới được 1.125 ha (đạt 75% KH), trong đó: rừng sản xuất 463 ha; rừng phòng hộ 662 ha.

2.2. Công tác quản lý bảo vệ rừng

- Thường xuyên tuyên truyền tới người dân về Pháp luật bảo vệ và phát triển rừng, các văn bản quy phạm pháp luật về BVR, PCCCR. Tổ chức 889 cuộc họp trong cộng đồng dân cư, thôn (bản) và 36 trường học với 47.791 lượt người dân và 9.587 học sinh tham gia; tiến hành ký cam kết bảo vệ rừng tới 13.139 lượt hộ gia đình sống trong rừng và ven rừng.

- Từ đầu mùa khô đến nay trên địa bàn tỉnh xẩy ra 57 vụ cháy rừng (rừng tự nhiên 47 vụ; rừng trồng 10 vụ) tăng 50 vụ so với cùng kỳ năm 2013, diện tích thiệt hại 211 ha. Ngoài ra còn 11 vụ cháy cây trồng chưa thành rừng, với diện tích thiệt hại 251 ha.

- Đồng thời thực hiện tốt công tác pháp chế thanh tra và phúc kiểm lâm sản. Đến nay tổng số vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng 239 vụ (tăng 77 vụ so với cùng kỳ năm 2013).

2.3. Tình hình thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

Tiếp tục kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng kinh phí chi trả DVMTR tại các huyện, thành phố; đôn đốc các nhà máy thủy điện thực hiện trả tiền DVMTR theo quy định. Diện tích được chi trả DVMTR 435.963 ha (đạt 100% KH).

- Năm 2014 kế hoạch thu là 243.412 triệu đồng (chuyển tiếp năm 2013 là 78.709 triệu đồng; năm 2014 là 164.703 triệu đồng). Đến nay đã thu 188.025 triệu đồng, đạt 145% KH.

- Năm 2014 kế hoạch chi là 243.412 triệu đồng (chi cho các Ban Quản lý và Quỹ tỉnh 24.341 triệu đồng; chi cho chủ rừng và các tổ chức được giao quản lý rừng 206.900 triệu đồng; chi dự phòng 12.170 triệu đồng). Đến nay đã chi 81.067 triệu đồng (chi chuyển tiếp 2013 là 72.297 triệu đồng, chi theo kế hoạch năm 2014 là 8.770 triệu đồng, đạt 4%KH).

3. Công tác phát triển nông thôn

3.1. Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

- Tổ chức thành công hội nghị sơ kết 3 năm xây dựng nông thôn mới tỉnh Lai châu; đã phân bổ kế hoạch kinh phí xây dựng nông thôn mới cho các huyện, các đơn vị tổ chức thực hiện.

- Công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới tiếp tục được tập trung đẩy mạnh với nhiều nét mới trong phương thức tiếp cận, truyền tải đến đối tượng tiếp nhận. Đồng thời phối hợp thực hiện tốt các hoạt động như đào tạo, tập huấn, tuyên truyền cho nhân dân và cán bộ tại các huyện, thành phố.

- Tiếp tục lồng ghép từ nguồn ngân sách hàng năm và các chương trình dự án khác hiện có trên địa bàn tỉnh, trong đó ưu tiên tập trung vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, khuyến nông, khuyến lâm...

- Tiến hành rà soát lại các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới và triển khai xây dựng và cụ thể hóa bộ tiêu chí về xây dựng nông thôn mới tỉnh Lai Châu. Đến nay theo bộ tiêu chí Quốc gia về NTM, tỉnh Lai Châu đã đạt kết quả:Bình quân tiêu chí trên xã đạt 7,22 TC/xã

+ Số xã đạt 11-19 tiêu chí:  14 xã;

+ Số xã đạt 8-10 tiêu chí: 23 xã; 

+ Số xã đạt 5-7 tiêu chí:  39 xã;

+ Số xã đạt dưới 5 tiêu chí:  20 xã.

3.2. Chương trình  bố trí dân cư

- Phối hợp hướng dẫn các huyện Nậm Nhùn, Mường Tè xây dựng 05 dự án chuẩn bị đầu tư năm 2014 với tổng số vốn 37.371 triệu đồng.  Đến nay các dự án đã hoàn chỉnh trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Tiếp tục phối hợp hướng dẫn UBND huyện Nậm Nhùn tiếp tục triển khai thực hiện Dự án bố trí dân cư bản Long mới xã Nậm Pì huyện Nậm Nhùn (chuyển tiếp năm 2013) với tổng mức đầu tư 29.355 triệu đồng. Dự kiến dự án sẽ hoàn thành trong năm 2014.

3.3. Chương trình 30a

9 tháng đầu năm đã thực hiện kiểm tra, giám sát 03 cuộc tại các huyện Sìn Hồ, Than Uyên, Mường Tè; kết quả kiểm tra cho thấy các địa phương đã thực hiện tốt các nội dung hỗ trợ của chương trình.

Năm 2014 Chương trình đã thực hiện hỗ trợ sản xuất, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư gồm hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi tại các huyện với tổng vốn giao 44.417 triệu đồng trong đó: vốn chuyển tiếp năm 2013 là 17.301 triệu đồng, vốn năm 2014 là 27.115 triệu đồng. Đến nay đã thực hiện được 25.480 triệu đồng, đạt 57 % kế hoạch, ước thực hiện hết năm 2014 đạt 100% kế hoạch.

3.4. Chương trình 135 về Hỗ trợ phát triển sản xuất.

Phối hợp tham mưu cho UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 16/2014/QĐ-UBND ngày 08/7/2014 về quy định một số nội dung thực hiện Chương trình 135 về hỗ trợ cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất cho các xã đặc biệt khóa khăn, xã biên giới, các thôn, bản đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

Năm 2014 tổng vốn kế hoạch giao 26.000 triệu đồng. Đến nay các địa phương đang thẩm định và phân bổ kế hoạch cho các xã để triển khai thực hiện.

3.5. Hợp tác xã nông nghiệp

Thường xuyên hướng dẫn các hợp tác xã, xã viên hoạt động theo Luật HTX năm 2012 và các văn bản thi hành Luật. Hiện toàn tỉnh có 33 HTX đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, giảm 19% so với cùng kỳ năm 2013. Nhìn chung các HTX hoạt động hiệu quả đã thu hút được một lượng lớn lao động tại chỗ, góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương, góp phần nâng cao thu nhập cho xã viên, người lao động trong hợp tác xã.

3.6. Trang trại, tổ hợp tác

Thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn các huyện, thành phố rà soát và cấp giấy chứng nhận cho các trạng trại đạt tiêu chí quy định tại Thông tư 27/2011/TT-BNNPTNT, triển khai thực hiện nội dung quyết định số 05/2012/QĐ-UBND ngày 19/01/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu về Chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Lai Châu, giai đoạn 2012-2015. Đồng thời phối hợp với các huyện, thành phố thường xuyên kiểm tra tình hình hoạt động của các trang trại.

3.7. Ngành nghề nông thôn

Tham mưu UBND tỉnh công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh. Đến nay có 4 làng nghề và 01 nghề truyền thống được công nhận theo Quyết định 954/QĐ-UBND ngày 20/8/2014 của UBND tỉnh về việc công nhận danh hiệu làng nghề, nghề truyền thống tỉnh Lai Châu. Định kỳ tổ chức kiểm tra tình hình hoạt động của cơ sở ngành nghề nông thôn trên địa  bàn tỉnh. Nhìn chung các làng nghề, nghề truyền thống đang hoạt động có hiệu quả, mang lại thu nhập thường xuyên cho các hộ tham gia sản xuất.

3.8. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp & PTNT

Toàn tỉnh có 01 Công ty cổ phần, 04 Công ty TNHH một thành viên, 01 doanh nghiệp tư nhân chế biến chè; 03 HTX và khoảng 200 hộ làm nghề chế biến miến dong; 01 HTX và khoảng 239 hộ gia đình làm nghề sản xuất rượu ngô; hàng trăm cơ sở xay sát thóc, ngô; chưa có cơ sở chế biến thủy sản; 152 cơ sở chế biến gỗ và lâm sản, trong đó có 28 cơ sở là doanh nghiệp và hợp tác xã, 124 cơ sở là hộ cá thể. Nhìn chung các doanh nghiệp, hộ kinh doanh nông sản đều hoạt động có hiệu quả với tổng doanh thu 9 tháng đầu năm 2014 uớc đạt 9,35 tỷ đồng, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2013.

3.9. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn

9 tháng đầu năm 2014 đã tổ chức dạy nghề được 139/152 lớp với 4.194/4.553 học viên, đạt 92% kế hoạch. Dự kiến hết năm 2014 đạt 100% kế hoạch giao. Các lớp chủ yếu dạy các nghề nông nghiệp như: trồng cây lương thực, thực phẩm; chăn nuôi gia súc, gia cầm; nuôi trồng thủy sản nước ngọt; trồng nấm; trồng rau; trồng cây ăn quả.

4. Công tác Nước sạch VSMT và Thuỷ lợi và PCLB

- Đến nay toàn tỉnh hiện có 788 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung.

- Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước HVS: 71,9%.

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc tu sửa các công trình thuỷ lợi, nạo vét kênh mương để đảm bảo phục vụ sản xuất. Đồng thời thực hiện kiểm tra, giám sát công tác quản lý, sử dụng công trình sau đầu tư.

- Thực hiện kế hoạch PCLB năm 2014, thường trực PCLB 24/24 đảm bảo thông tin kịp thời, giảm thiểu thiệt hại do lũ bão gây ra.

- Tình hình thiên tai: Từ đầu mùa mưa đến nay, trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã xảy ra nhiều đợt thiên tai lớn, điển hình là đợt mưa đá và gió lốc vào thời điểm giao mùa tháng 4 và đợt sạt lở đất do ảnh hưởng của bão số 02 (ngày 19-22/7) đã gây thiệt hại nặng về người và tài sản của nhân dân, đặc biệt là các huyện Mường Tè, Tam Đường, Nậm Nhùn.

II. Phương hướng, nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2014

1. Nông nghiệp

- Tập trung chỉ đạo, hướng dẫn nông dân tập trung thu hoạch lúa mùa, lúa nương và gieo trồng các cây trồng vụ thu đông.

- Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị tiếp tục chăm sóc diện tích cây cao su đã trồng và tập trung hoàn thành kế hoạch trồng mới cao su năm 2014.

- Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn nhân dân thu hái chè búp tươi, thực hiện công tác chăm sóc, trồng mới mới năm 2014.

- Chỉ đạo thực hiện tốt công tác dự tính, dự báo và phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng. Thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện pháp lệnh bảo vệ và KDTV. Chú trọng công tác KDTV xuất, nhập khẩu và KDTV nội địa trên địa bàn tỉnh. Chuẩn bị đầy đủ số lượng, chủng loại vật tư, thuốc BVTV đáp ứng nhu cầu phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng.

- Giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm như: bệnh LMLM, bệnh tụ huyết trùng ở trâu bò, lợn,… có biện pháp xử lý kịp thời khi có dịch bệnh xảy ra. Thường xuyên nắm bắt diễn biến tình hình dịch bệnh tại các tỉnh lân cận để có giải pháp kịp thời phòng tránh. Tăng cường kiểm soát công tác giết mổ, vận chuyển gia súc, gia cầm từ các tỉnh khác vào địa bàn tỉnh.

- Tiếp tục kiểm tra các mô hình sản xuất nông nghiệp chuyển tiếp tại các huyện thị và tổ chức thực hiện các mô hình khuyến nông năm 2014 đảm bảo đúng kế hoạch đã đề ra.

2. Lâm nghiệp

- Tập trung hướng dẫn, đôn đốc, chỉ đạo công tác chăm sóc diện tích trồng rừng; kiểm tra giám sát, theo dõi các dự án trồng rừng, đề xuất biện pháp giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc.

- Tiếp tục phối hợp công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng trong mọi tầng lớp dân cư. Ngăn chặn các hành vi về khai thác, mua bán, vận chuyển, chế biến, kinh doanh lâm sản trái phép.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chính sách DVMT rừng, đồng thời kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan được ủy thác thực hiện chi trả DVMTR.

3. Công tác phát triển nông thôn và thực hiện các CT dự án

- Hướng dẫn, đôn đốc các huyện, thị thực hiện kế hoạch Chương trình nông thôn mới năm 2014 đảm bảo hiệu quả và tiến độ.

- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các huyện thị thực hiện tốt các chương trình, dự án tỉnh giao để hoàn thành đúng nội dung, yêu cầu và tiến độ.

4. Công tác thủy lợi và phòng chống lũ, bão

- Chỉ đạo kiểm tra, tu sửa các công trình thuỷ lợi, nạo vét kênh mương để đảm bảo phục vụ sản xuất. Thường trực PCLB 24/24 đảm bảo thông tin kịp thời, giảm thiểu thiệt hại do lũ bão gây ra.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan